Điểm danh 7 ngân hàng niêm yết hàng đầu Việt Nam 2022
Đầu tháng 8 vừa qua, Forbes công bố danh sách Top 50 doanh nghiệp niêm yết tốt nhất Việt Nam năm 2022, trong đó ngành ngân hàng có 7 đại diện là: Vietcombank, Vietinbank, BIDV, VIB, MB và TPBank. Những năm qua, Top 7 ngân hàng đã xây dựng bộ đệm vững chắc về nội lực, thiết lập đà tăng trưởng bền vững, tăng trưởng mạnh về quy mô vốn, duy trì các chỉ số an toàn và hiệu quả hoạt động trong nhóm dẫn đầu thị trường.
Quy mô lợi nhuận lớn, tăng trưởng mạnh mẽ trong 5 năm qua
Đà tăng trưởng bền vững là điểm nổi bật của các doanh nghiệp trong danh sách Top 50 của Forbes. Trong 5 năm qua (2016 – 2021), tổng lợi nhuận trước thuế của Top 7 ngân hàng này đã tăng gấp 3 lần, từ 30 nghìn tỷ đồng lên 100 nghìn tỷ đồng. Vietcombank tiếp tục dẫn đầu về quy mô lợi nhuận trong nhiều năm trong khi VIB dẫn đầu về tốc độ tăng trưởng lợi nhuận với mức tăng trưởng kép trung bình đạt 63%/năm trong 5 năm liền.
Trong 5 năm qua (2016-2021), tổng lợi nhuận trước thuế của top 7 ngân hàng gồm VCB, BIDV, ACB, MBB và TPB đã tăng gấp 3 lần, từ 30 nghìn tỷ, lên 100 nghìn tỷ đồng.
Lợi nhuận trước thuế 2021 và tăng trưởng lợi nhuận kép giai đoạn 2016-2021
Hiệu quả lợi nhuận gắn với xu hướng tăng trưởng bán lẻ
ROE (tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu) trung bình của Top 7 nhà băng này đang ở mức 20%, cao hơn gấp đôi so với mức trung bình 8%-10% của các ngân hàng trong khu vực. Trong đó, VIB hiện dẫn đầu toàn ngành với ROE 30% cùng danh mục cho vay bán lẻ đạt gần 90%, theo sau là ACB.
ROE của top 7 ngân hàng ở mức 20%, trong đó VIB dẫn đầu với tỷ lệ ROE ~ 30%
ROE 4 quý gần nhất và Tỷ lệ cho vay bán lẻ trong tổng tín dụng tính đến cuối năm 2021
Tín dụng bán lẻ tăng trưởng mạnh mẽ, thúc đẩy sự năng động của nền kinh tế và kích cầu
Số dư cho vay bán lẻ 2021 và Tăng trưởng kép giai đoạn 2016-2021
Ngân hàng bán lẻ đang là xu hướng chung của ngành ngân hàng, trong 5 năm qua Top 7 ngân hàng đều có những bước chuyển đổi nhất định thể hiện qua tốc độ tăng trưởng bán lẻ trung bình đều trên 20%, trong khi tăng trưởng tín dụng trung bình của ngành chỉ ở mức 14%.
Trong giai đoạn 5-10 năm tới, ngân hàng bán lẻ tiếp tục là động lực chính của ngành ngân hàng Việt Nam với nhiều tiềm năng và cơ hội tăng trưởng, cải thiện hiệu suất sinh lời và hiệu quả hoạt động.
Chuyển dịch cơ cấu thu nhập sang nguồn thu ngoài lãi
Tỷ lệ thu nhập từ phí trên tổng thu nhập (4 quý gần nhất) và tăng trưởng trong 5 năm
Cơ cấu thu nhập từ hoạt động dịch vụ cũng có sự dịch chuyển mạnh mẽ. Tăng trưởng thu nhập từ phí tăng trưởng nhanh chóng trong 5 năm qua giúp đóng góp tỷ trọng lớn hơn vào tổng thu nhập của ngân hàng.
Danh mục tín dụng an toàn, tỷ lệ nợ xấu được quản trị tốt
Một trong những điểm nổi bật là Top 7 ngân hàng đều có chất lượng danh mục tín dụng chất lượng cao và an toàn với tỷ lệ nợ xấu được quản trị dưới 2%. Về chi phí tín dụng, có 2 ngân hàng kiểm soát chi phí tín dụng dưới 1% trong nhiều năm qua là VIB và ACB so với mặt bằng chung của trung bình thị trường ở mức 1,5% - 2,0%.
Bình luận gần đây
Chưa có bình luận. Hãy là người đầu tiên tham gia thảo luận chủ đề này
Tham gia thảo luận: