NIM - Thu nhập lãi thuần ngân hàng là gì ?
Hiểu về hệ số NIM là gì hiện nay?
NIM là viết tắt của cụm từ tiếng Anh Net Interest Margin (hay còn được gọi là biên độ lãi ròng) một thuật ngữ dùng để thể hiện sự chênh lệch về phần trăm của các thu nhập lãi suất và các chi phí lãi mà ngân hàng phải trả trong quá trình hoạt động của mình. Qua đó, các ngân hàng sẽ có thể biết được mình đang thực sự hưởng được những chênh lệch lãi suất như thế nào trong quá trình huy động và đầu tư về tín dụng. Và hệ số này cũng tương tự như là tỷ suất lợi nhuận gộp của một doanh nghiệp thông thường.
Hiểu theo cách khác, hệ số NIM sẽ thực hiện việc đo lường về lợi nhuận của một doanh nghiệp tài chính, ngân hàng tạo ra cho những hoạt động mà họ đang đầu tư theo tỷ lệ phần trăm trên tổng số tài sản đầu tư đó. Và các ngân hàng, tổ chức hiện nay thường áp dụng tính hệ số NIM này để phân tích cũng như đưa ra được các quyết định về đầu tư một cách đúng đắn. Đồng thời qua đây họ cũng theo dõi được về lợi nhuận đối với các hoạt động cho vay vốn của họ. Từ đó, họ sẽ tiến hành điều chỉnh các hoạt động sao cho phù hợp và góp phần tối đa hóa về lợi nhuận cho doanh nghiệp của mình.
Ngoài ra, một số doanh nghiệp đầu tư khác cũng sử dụng tỷ lệ NIM này để đo lường về kết quả, sự thành công của việc đưa ra các quyết định đầu tư. Theo đó, 1 tỷ lệ phần trăm là tích cực cũng thể hiện việc các nhà quản lý đã đưa ra các quyết định đúng đắn, có thể thu được nguồn lợi nhuận cao từ các khoản đầu tư. Ngược lại thì tỷ lệ cho kết quả âm đồng nghĩa với việc người quản lý đã đưa ra quyết định sai và sẽ không thu được bất kỳ khoản nào từ hoạt động đầu tư đó.
Cách tính hệ số NIM của ngân hàng như thế nào?
Hệ số NIM được tính bằng tỷ lệ phần trăm của các khoản thu nhập lãi ròng dựa trên các tài sản có khả năng sinh ra lãi trung bình ở một khoảng thời gian xác định. Cụ thể công thức tính NIM như sau:
NIM = thu nhập lãi thuần/tài sản sinh ra lãi
- Thu nhập lãi thuần chính là sự chênh lệch giữa các khoản thu nhập lãi và các thu nhập tương tự khác với các chi phí lãi và các chi phí tương tự khác. Và sự chênh lệch này sẽ được lấy từ những kết quả tổng kết được của hoạt động kinh doanh.
- Tài sản sinh lãi chính là các khoản tiền gửi tại ngân hàng nhà nước cùng tiền gửi tại các tổ chức tài chính, các khoản chứng khoán đầu tư hay các khoản cho khách hàng vay. Và con số này sẽ được lấy từ kết quả của việc cân đối tài chính của doanh nghiệp, ngân hàng.
Đặc biệt, các chỉ số về NIM sẽ được tính theo tổng 4 quý liên tiếp hoặc là theo năm như sau:
- Tính theo quý thì sẽ dựa vào tổng thu nhập lãi thuần (của số quý), tài sản sinh ra lãi (là các trung bình cộng của số quý đó).
- Tính theo năm thì sẽ dựa vào thu nhập lãi thuần được tính theo năm và các tài sản trung bình của số đầu năm + số cuối năm.
Để có thể hiểu rõ hơn về công thức tính hệ số NIM này, hãy cùng theo dõi một ví dụ cụ thể về hệ số NIM của ngân hàng Vietcombank vào năm 2017 như sau:
+ Theo số liệu thu được từ báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của năm 2017 thì ngân hàng Vietcombank đạt là 21.937.550 tỷ đồng.
+ Tài sản tính lãi cũng lấy từ bảng cân đối kế toán của ngân hàng năm 2017 tổng là 879.743.010 tỷ đồng.
Yếu tố nào ảnh hưởng đến hệ số NIM của các ngân hàng?
Hiện nay, có rất nhiều yếu tố khác nhau có ảnh hưởng đến vấn đề biên độ lãi ròng tại các ngân hàng và tổ chức tài chính, đặc biệt nhất chính là mức độ cung cầu của con người.
Thực tế thì nếu như con người có nhu cầu ngày càng lớn về các tài khoản tiết kiệm so với các khoản vay tại ngân hàng thì biên độ lãi ròng của các ngân hàng đó sẽ giảm đi bởi họ bắt buộc sẽ phải thanh toán các khoản tiền lãi nhiều hơn so với các khoản tiền họ có thể nhận được. Và ngược lại, nếu như nhu cầu của con người về các khoản gửi tiết kiệm thấp hơn so với khoản vay thì biên độ lãi ròng của ngân hàng sẽ tăng lên.
Một yếu tố nữa cũng ảnh hưởng đến biên độ lãi ròng (hệ số NIM) của ngân hàng đó chính là các chính sách về tiền tệ cùng các quy định tài khóa. Bởi các yếu tố này sẽ tác động đến hướng lãi suất và nó sẽ quyết định đến việc người tiêu dùng có muốn vay vốn hay là gửi tiết kiệm tại ngân hàng hay không?
Cụ thể, các chính sách về tiền tệ mà ngân hàng thực hiện sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến các tỷ suất về biên độ lãi ròng của ngân hàng đó. Bởi các quy định mà ngân hàng đưa ra đóng một tâm quan trọng lớn, là then chốt cho việc điều chỉnh các nhu cầu liên quan đến vấn đề tiết kiệm hay tín dụng ngân hàng của con người. Và trong khoảng thời gian nhất định thì điều này sẽ giúp ngân hàng mang về tỷ lệ NIM cao hơn. Tuy nhiên, nếu như lãi suất tăng lên mà các khoản vay lại đắt thì sẽ là cho các khoản tiết kiệm trở thành lựa chọn tốt hơn đối với người tiêu dùng. Khi đó, biên độ lãi ròng của ngân hàng sẽ giảm.
Một số thông tin khác về hệ số NIM bạn cần biết
Tiền lãi ròng tại một số ngân hàng bán lẻ
Các ngân hàng bán lẻ hay tổ chức tài chính quy mô nhỏ hiện nay hầu hết đều hoạt động và cung cấp đến cho người tiêu dùng các khoản lãi suất tiền gửi của họ dao động từ khoảng 1%/năm.
Theo đó, ví dụ trong trường hợp các ngân hàng bán lẻ thực hiện việc sắp xếp lại tiền gửi của 5 khách hàng và sử dụng số tiền đó để tạo ra một khoản vay cho bất kỳ 1 doanh nghiệp nhỏ nào khác, với lãi suất mỗi năm là 5% và tỷ lệ lãi suất chênh lệch giữa 2 khoản này sẽ là 4%. Và đây chính là biên độ lãi ròng mà ngân hàng nhận được.
Thêm vào đó, NIM còn được tính toán dựa trên toàn bộ cơ sở về tài sản của các ngân hàng hiện có. Ví dụ như đối với 1 ngân hàng thu được số tài sản là 1,2 triệu USD với 1 triệu USD là tiền gửi, lãi suất 1%/năm và họ sẽ cho vay khoảng 900.000 USD theo lãi suất 5%. Theo đó, tổng lãi suất mà họ thu được sau quá trình đầu tư trên sẽ là 45.000 USD, trong khi đó chi phí lãi trả cho các khoản vay chỉ là 10.000 USD. Và nếu áp dụng theo công thức trên thì biên độ lãi ròng của ngân hàng thu về được sẽ là 2,92% và đây là con số tích cực đối với các ngân hàng bán lẻ.
Thông tin về biên độ lãi ròng trong lịch sử các ngân hàng
Đối với vấn đề áp dụng hệ số NIM trong hoạt động của các ngân hàng, tổ chức tài chính thì trước đây, các hội đồng thi tổ chức tài chính liên bang đã phát động nên một mạng lưới khá lớn về vấn đề lãi suất bình quân của các ngân hàng tại Mỹ. Theo đó, con số này trong lịch sử có xu hướng giảm khá mạnh, trung bình chỉ đạt khoảng 3,8% vào năm 1984. Đây được đánh giá là thời kỳ suy thoái và nó trùng với tỷ lệ biên độ lãi ròng của các ngân hàng, trong khi đó thì các giai đoạn kinh tế khác đều chứng kiến được toàn bộ sự gia tăng rồi lại giảm dần của các con số này.
Như vậy, sự biến đổi và chuyển đổi chung của tỷ lệ lãi ròng trung bình trong các ngân hàng đã theo dõi về những biến động của lãi suất trong quỹ liên bang ở lịch sử. Điển hình nhất phải kể đến chính là sự khủng hoảng về vấn đề tài chính vào năm 2008 khi các ngân hàng tại Mỹ đều hoạt động với tỷ lệ lãi ròng giảm xuống mạnh mẽ, gần như bằng 0 trong giai đoạn 2008 2016. Cụ thể, tỷ lệ này đã giảm xuống khoảng gần 1/4 trên tổng số giá trị của nó.
Một số lưu ý về biên độ lãi ròng cho các ngân hàng
Như đã phân tích ở trên, bắt đầu từ cuộc khủng hoảng trầm trọng về nền tài chính thế giới năm 2008 thì lãi suất các ngân hàng đều duy trì bằng con số 0. Theo đó, việc giảm mạnh về lãi suất cho vay đã khiến cho biên độ lãi suất của các ngân hàng giảm sút trong suốt hơn 1 thập kỷ. Điều này cũng gây ảnh hưởng khá nghiêm trọng đến các chi phí ròng đối với các ngân hàng cũng như các tổ chức về tài chính. Các ngân hàng quy mô lớn đều lần lượt chứng kiến về sự gia tăng không ngừng các chi phí lãi cao hơn từ các ngân hàng nhỏ. Chính bởi vậy mà trong quá trình hoạt động, các ngân hàng cũng cần hết sức lưu ý về vấn đề này khi đưa ra các quyết định về so sánh tỷ suất lợi nhuận từ các doanh nghiệp tài chính khác.
Một điều rất quan trọng cần lưu ý đối với các ngân hàng đó chính là họ đang hoạt động thông qua cách thức trả tiền lãi cho những người gửi tiết kiệm rồi sử dụng số tiền đó để cho các doanh nghiệp, tổ chức khác vay lại và thu lãi từ các khoản chênh lệch đó. Do vậy, các ngân hàng cần phải ghi nhớ về nguyên nhân và những vấn đề từ các cuộc khủng hoảng trên để đưa ra các quyết định chính xác, đúng đắn nhất cho hoạt động trong doanh nghiệp của mình.
Hy vọng những thông tin trên đây sẽ giúp các bạn hiểu và nắm rõ về khái niệm hệ số NIM là gì cùng các vấn đề xoay quanh nó. Từ đó có thể áp dụng một cách đúng đắn, hiệu quả nhất vào trong công việc, hoạt động của ngân hàng, doanh nghiệp của mình nhé!
Bình luận gần đây
Chưa có bình luận. Hãy là người đầu tiên tham gia thảo luận chủ đề này
Tham gia thảo luận: